• Gợi ý:
  • Nhang thơm, Nhang trầm, Nhang tự nhiên, Nhang thảo dược, Linh phù, Đồ thờ cúng...

[tintuc]

Thắp nhang (thắp hương, dâng hương) - đã có từ lâu trong đời sống tâm linh của người Việt. Là hình thức giao tiếp tâm linh, là cầu nối vô hình với các đấng "bề trên" giúp con người cảm thấy an tâm hơn, hạnh phúc hơn; là một cách bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng của người thắp, là nét đẹp truyền thống vừa gần gũi vừa thiêng liêng.

Cây nhang trong tâm linh người Việt
Cây nhang trong tâm linh người Việt
Nhưng, thắp sao cho đúng (qua đó thể hiện được lòng thành của mình) cũng như đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đinh thì chắc không nhiều người có thể biết. Thế nên Nhang THÀNH TÂM mời bà con tìm hiểu một số ý sau đây

Tin Phật, theo Phật có nhất thiết phải thắp nhang hay không?


Theo sự hiểu biết của người viết, Phật giáo nguyên thủy không dùng nhang (hương) như hiện nay.
Nói thế chắc sẽ có nhiều người thắc mắc là vậy tại sao đi chùa nào cũng thấy nhang khói mịt mù? Xin thưa: Đúng là như thế! Phật giáo nguyên thủy không dùng nhang nhưng cũng không cấm việc dùng nhang để thắp khi cúng viếng. Tục thắp nhang (cùng với quan niệm về ngũ hành, phong thủy, khí âm dương...) được du nhập vào nước ta trong thời kỳ Bắc thuộc. Bài viết sẽ xoay theo tập tục này, không truy vào nguồn gốc đạo Phật (Phật giáo nguyên thủy)

Thắp nhang trong các dịp nào?


Bất cứ lúc nào có thể, bởi việc thắp nhang, như đã nói, là thể hiện tấm lòng của người thắp đối với các đấng "bề trên", nên bất cứ lúc nào cần tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ hay cầu nguyện, chúng ta đều có thể thắp nhang. Thường thì người ta sẽ thắp ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều tối, nhưng nếu không có thời gian, chúng ta nên thắp vào các ngày lễ, Tết, ngày rằm, mùng 1  cùng với 1 bình hoa và mâm trái cây cũng tốt. Nên nhớ là không nên dùng hoa quả, trái cây giả (bằng nhựa chẳng hạn) nha bà con, vì..."bánh ít trao đi bánh quy nhận lại", một khi dùng đồ giả dâng lên thì kết quả nhận được cũng chỉ là đồ giả mà thôi

Thắp nhang sao cho đúng cách?


Khi thắp, chúng ta cần mở hết các cửa để tạo không gian thoáng khí để khói tiêu tán, cho dù ta dùng loại nhang nào thì khi cháy cũng phải sinh ra khí CO2 không tốt cho sức khỏe, nên không được nghĩ rằng mình dùng "nhang sạch", "nhang không hóa chất" thì sẽ không ảnh hưởng sức khỏe nha bà con. Mặt khác, mở cửa cũng có hàm ý là để chào đón ông bà, tài lộc vào nhà.

Số lượng cây nhang khi thắp.


Thắp 1 cây: 1 cây thường thắp hàng ngày, số 1 thể hiện người thắp một lòng (nhất tâm) mong cầu thần linh, tổ tiên phù hộ bình an, hạnh phúc, sức khỏe, mua may bán đắt, may mắn. Thắp 1 cây gọi là bình an hương.
Thắp 3 cây: Thường dùng vào các ngày lễ, Tết, các ngày rằm, mùng 1 với ý nghĩa: 
  • Tam Bảo (Phật - Pháp - Tăng) .
  • Tam Giới, Tam Hữu (Dục giới - Sắc giới - Vô sắc giới).
  • Tam Thời chỉ thời gian (Quá khứ - Hiện tại - Tương lai).
  • Tam vô lợi học (Giới - Tuệ - Định).
Theo phong thủy, số 3 tượng trưng cho tam giới: Thiên, Địa và Nhân, chỉ về bầu trời, mặt đất và con người.
Theo Phật giáo, thắp 3 cây nhang gọi là tam bảo hương (Tam bảo là Phật, Pháp và Tăng)
Thắp 5 cây: 5 cây nhang chỉ về năm phương trời đất , năm hướng thần linh, về thiên địa ngũ hành.
Thường thì khi có việc gì đó đại sự mới thắp 5 cây vì điều này tượng trưng cho cầu Ngũ phương, Ngũ thổ, Ngũ hành, nghĩa là khắp trời đất chứng giám cho dòng tộc, địa phương, đất nước, cầu mong cho “Quốc thái dân an”, cầu mong những điều tốt đẹp.
Thắp 7 cây: Số 7 còn gọi là Bắc đẩu Thất: Thiên Xu, Thiên Toàn, Thiên Cơ, Thiên Quyền, Khai Dương, Ngọc Hoành và Giao Quang là những vị thần linh cai quản tam giới (Thiên - Địa - Nhân).
Thắp 7 cây nhang cùng lúc là để mời gọi Thần linh, Thiên tướng hỗ trợ giúp trừ tà, trừ yêu, giải vây thế khó. Nếu không quá cần thiết thì cũng không cần thiết thắp tới 7 cây như vậy.
Thắp 9 cây: 9 cây nhang được gọi là Cửu liên hoàn hương. Phải cắm theo thứ tự ba hàng ba cột, trên cùng là để mời Ngọc Hoàng, 2 hàng kế tiếp là mời các chư vị Thập Điện Diêm Vương.
Thắp 9 cây nhang khi cầu cứu lúc rơi vào những hiểm nguy, những tình thế khó thay đổi.

Thứ tự thắp nhang trong nhà


Nếu trong nhà có nhiều loại bàn thờ thì nên theo thứ tự như sau mà thắp
  1. Bàn thờ phật hoặc mẹ Quan  Âm.
  2. Bàn thờ gia tiên.
  3. Bàn thờ thần tài thổ địa.
  4. Bàn thờ ông táo
  5. Bàn thờ cho người mới mất.
  6. Bàn thờ cúng cô hồn.

Lưu ý:

  • Cắm nhang phải thẳng, không nghiêng, không cắm đại cho có.
  • Tránh gió mạnh dễ làm tắt nhang, mùi thơm cũng dễ bị cuốn đi
  • Nếu nhang bị tắt, hãy để nguyên đó và dùng bật lửa mồi cho cháy lại.
  • Khói nhang là độc hại nên chỉ đốt với lượng ít nếu ở phòng kín và mở các cửa cho thông thoáng.
  • Khi thắp nhang cần tịnh tâm và thành tâm khấn vái, nên cầu mong điều tốt đẹp cho mình và cho người khác.
  • Hạn chế, tốt nhất là bỏ luôn việc sử dụng nhang cuốn tàn, nhang đậu tàn vì để làm được cây nhang như vậy thì 99% nhang phải nhúng qua dung dịch axit, khí của axit đó thải ra rất độc hại.

Những kiêng kỵ khi thắp nhang


  1. Không thắp với số cây chẵn.
  2. Không ăn mặc hở hang khi thắp.
  3. Không sử dụng hoa quả nhựa.
  4. Không dùng các loại hoa quả có gai để dâng hương.

Các bài khác cùng chuyên mục
Nhang THÀNH TÂM tổng hợp





[/tintuc]

Super store
Super store