[tintuc]
Theo quan niệm dân gian, khi cây (que) nhang thắp lên mà tàn không rơi rụng, cứ xoăn tít và vẫn còn dính trên cây nhang là lời khấn cầu đã được "bề trên" chứng giám. Hay nói khác đi, khi thắp nhang mà tàn nhang không rụng thì mới linh, mới thiêng, mới may mắn, điều này có thật sự đúng?
Từ xa xưa, ông bà ta đã có quan niệm rằng khi thắp nhang mà thấy tàn không rụng nghĩa là lời khấn nguyện của mình đã được các đấng "bề trên" chứng giám, phù hộ, và quan niệm này vẫn lưu truyền đến hôm nay...
Quan niệm đó có đúng hay không thì khoan hãy bàn đến, mà cho dù có đúng thì chúng ta hãy xét theo sự ra đời của cây nhang để so sánh với thói quen hiện tại của mình.
Xưa kia, cây nhang được làm hoàn toàn từ thiên nhiên, từ các loại bột gỗ, bột keo (cũng từ thiên nhiên) và tăm tre rồi se thành từng que đem phơi khô mà dùng. Như vậy, khi thắp mà có một cây nào đó không chịu rụng tàn thì đó là sự khác biệt, khác hơn các cây còn lại, nên ông bà mới cho rằng người thắp cây nhang đó đã được chứng giám, phù hộ. Và như thế, quan niệm này được lưu truyền đến ngày nay
Thế nhưng, thời công nghiệp hoá, cái gì cũng được đánh giá qua các con số, chỉ số thì việc đáp ứng nhu cầu người dùng cũng được đánh giá theo số lượng. Nghĩa là người sản xuất phải làm sao để có nhiều sản phẩm hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng. Và thế là, công nghệ hoá chất được thêm vào sản phẩm.
Nghề làm nhang cũng vậy, nhằm thoả mãn quan niệm trên, người ta đã tìm cách để cho tàn nhang kết dính hơn, kể cả khi bị tác động bởi nhiệt độ, và thế là Acid Photphoric và Acid Nitric được thêm vào cây nhang mà bà con mình đang thắp.
Vậy thì, việc thắp một cây nhang mà mình "không cho phép" rụng tàn so với cây nhang mà các đấng trên kia cho nó không rụng thì cái nào linh ứng hơn? Hay nói dễ hiểu, nhang cuốn tàn là loại mà con người làm ra để tàn của nó không được rụng, còn ông bà có chứng giám hay không thì chắc chỉ có...ông bà mới biết, nhưng người thắp thì cho là...như vậy là OK rồi!
Đứng về phía người làm nhang, Nhang THÀNH TÂM thật lòng nhắn nhủ bà con mình nên phân biệt rõ đâu là khách quan, đâu là chủ quan. Khi một việc xảy ra trong sự chủ quan, trù tính của mình thì không có gì là linh thiêng cả. Thắp nhang cũng vậy, bà con mình dùng cây nhang thường thôi, nhưng một khi nó không rụng tàn thì sự linh ứng mới có khả năng nhiều hơn, bởi khi thắp nhang không gì bằng lòng thành, là sự THÀNH TÂM trong khi khấn nguyện
Mặt khác, cuộc sống quanh ta quá nhiều chất độc hại, sức khoẻ chúng ta bị đe doạ nghiêm trọng rồi, hãy bớt được chất độc hại chút nào hay chút đó nha bà con!
Quan niệm đó có đúng hay không thì khoan hãy bàn đến, mà cho dù có đúng thì chúng ta hãy xét theo sự ra đời của cây nhang để so sánh với thói quen hiện tại của mình.
Xưa kia, cây nhang được làm hoàn toàn từ thiên nhiên, từ các loại bột gỗ, bột keo (cũng từ thiên nhiên) và tăm tre rồi se thành từng que đem phơi khô mà dùng. Như vậy, khi thắp mà có một cây nào đó không chịu rụng tàn thì đó là sự khác biệt, khác hơn các cây còn lại, nên ông bà mới cho rằng người thắp cây nhang đó đã được chứng giám, phù hộ. Và như thế, quan niệm này được lưu truyền đến ngày nay
Thế nhưng, thời công nghiệp hoá, cái gì cũng được đánh giá qua các con số, chỉ số thì việc đáp ứng nhu cầu người dùng cũng được đánh giá theo số lượng. Nghĩa là người sản xuất phải làm sao để có nhiều sản phẩm hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng. Và thế là, công nghệ hoá chất được thêm vào sản phẩm.
Nghề làm nhang cũng vậy, nhằm thoả mãn quan niệm trên, người ta đã tìm cách để cho tàn nhang kết dính hơn, kể cả khi bị tác động bởi nhiệt độ, và thế là Acid Photphoric và Acid Nitric được thêm vào cây nhang mà bà con mình đang thắp.
Vậy thì, việc thắp một cây nhang mà mình "không cho phép" rụng tàn so với cây nhang mà các đấng trên kia cho nó không rụng thì cái nào linh ứng hơn? Hay nói dễ hiểu, nhang cuốn tàn là loại mà con người làm ra để tàn của nó không được rụng, còn ông bà có chứng giám hay không thì chắc chỉ có...ông bà mới biết, nhưng người thắp thì cho là...như vậy là OK rồi!
Đứng về phía người làm nhang, Nhang THÀNH TÂM thật lòng nhắn nhủ bà con mình nên phân biệt rõ đâu là khách quan, đâu là chủ quan. Khi một việc xảy ra trong sự chủ quan, trù tính của mình thì không có gì là linh thiêng cả. Thắp nhang cũng vậy, bà con mình dùng cây nhang thường thôi, nhưng một khi nó không rụng tàn thì sự linh ứng mới có khả năng nhiều hơn, bởi khi thắp nhang không gì bằng lòng thành, là sự THÀNH TÂM trong khi khấn nguyện
Mặt khác, cuộc sống quanh ta quá nhiều chất độc hại, sức khoẻ chúng ta bị đe doạ nghiêm trọng rồi, hãy bớt được chất độc hại chút nào hay chút đó nha bà con!
[/tintuc]